Chống thấm mạch ngừng bê tông sử dụng thanh trương nở
1. Chuẩn bị sản phẩm, dụng cụ và bề mặt trước khi thi công
1.1 Sản phẩm
- Sika® Hydrotite CJ: Với thành phần chính là cao su ưa nước và cao su lưu hóa clo (Chloroprene), sản phẩm này mang lại khả năng trám kín hiệu quả và bền bỉ.
- Sikaflex®-11 FC: Chất trám khe kết dính đa năng, dùng để kết dính và cố định thanh trương nở Hydrotite lên trên bề mặt bê tông.
1.2 Dụng cụ cần thiết
- Dao sắc/ kéo: Để cắt thanh trương nở.
- Keo Super Glue: Dùng để nối hai thanh trương nở trong trường hợp cần nối thêm.
- Súng bắn keo chuyên dụng cho Sikaflex-11 FC+.
1.3 Yêu cầu bề mặt
- Dán thanh trương nở lên bề mặt bê tông cần phải đặc chắc, khô ráo, sạch sẽ không dính rỉ sét, dầu mỡ hay vật liệu dễ bong tróc.
- Bề mặt bê tông đã đông kết ít nhất 24 giờ trước khi thi công.
2. Phương án thi công
2.1 Thi công trên bề mặt nhẵn
- Bắt đầu với việc tháo lớp giấy chống dính trên Hydrotite và dán trực tiếp lên vị trí mạch ngừng mong muốn.
- Dùng thêm keo kết dính Sikaflex®-11 FC+ trước khi dán thanh trương nở để đảm bảo sự bám dính chắc chắn hơn.
2.2 Thi công keo Sikaflex®-11 FC+
- Gắn ống keo Sikaflex®-11 FC+ vào súng bắn keo đã chuẩn bị trước và tiếp tục cho một lớp keo lên cả thanh trương nở ở vị trí bê tông sẽ dán thanh trương nở.
- Gỡ bỏ lớp giấy chống dính và dán Hydrotite lên bề mặt bê tông.
2.3 Thi công trên bề mặt gồ ghề
- Sử dụng keo Sikaflex®-11 FC+ làm phẳng bề mặt và dán Hydrotite lên vị trí đó.
2.4 Thi công trên bề mặt thẳng đứng hoặc trên cao
- Khi dán Hydrotite trên bề mặt thẳng đứng hoặc trên cao, cần sử dụng keo Sikaflex®-11 FC+ kết hợp thêm đinh bê tông để cố định Hydrotite.
Lưu ý: Sau thi công, tránh để thanh trương nở tiếp xúc với nước để thực hiện đổ bê được tốt nhất. Sau đó chờ trong khoảng 2 giờ (nhiệt độ từ 25-35 độ C) để tránh xê dịch do chưa khô keo.