ĐỊA CHỈ LẤY HÀNG
- Trụ sở chính 301-303 Lý Thái Tổ, phường 9, quận 10, TP.HCM (028) 3927 4649 Xem bản đồ
- CN Nha Trang 1444 Đường 23 Tháng 10, xã Vĩnh Trung, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa (025) 8246 5686 Xem bản đồ
- CN Tiền Giang 88 Nguyễn Thị Thập, Phường 10, Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang (027) 3658 4784 Xem bản đồ
- Kho Bình Chánh C12/13A Quốc Lộ 1A, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP.HCM (028) 3620 6068 Xem bản đồ
- Kho Thủ Đức 175 Hiệp Bình, Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, TP.HCM (028) 3726 8837 Xem bản đồ
Bê tông - "cốt lõi" của mọi công trình
Bê tông là vật liệu cốt lõi trong ngành xây dựng, là một hỗn hợp bao gồm: cốt liệu (cát, đá, sỏi,...), chất kết dính (xi măng thạch cao, nhựa đường,...) và nước theo một cấp phối nhất định để tạo ra thành phẩm với đặc tính và cường độ khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng.
Những thông tin chính về bê tông mà chúng ta cần quan tâm là “mác bê tông” và “cấp phối bê tông”:
Mác bê tông (đơn vị tính kg/cm2): là cường độ chịu nén của mẫu bê tông đã đạt cường độ trong điều kiện tiêu chuẩn 28 ngày. Đối với công trình dân dụng như nhà ở, trường học thì thường sử dụng bê tông mác 250.
Cấp phối bê tông: là tỷ lệ giữa các vật liệu (xi măng, cát đá, nước,...) cho 1m3 bê tông. Theo tiêu chuẩn của bộ xây dựng thì đối với bê tông mác 250 sẽ bao gồm: Xi Măng 415.12 Kg + Cát 0.46 M3 + Đá (1x2) 0.88 M3 + Nước 185 Lít.
Tuy nhiên, các anh em thầu thợ và gia chủ vẫn luôn “đau đầu” vì những vấn đề “nan giải” khi đổ bê tông.
Bê tông bị nứt bề mặt (nứt chân chim) do ảnh hưởng của nhiệt độ cao làm bề mặt khô nhanh gây co ngót.
Bê tông bị tách lớp, bị trắng mặt (bụi bề mặt) hay bị sụt do kém đặc chắc nguyên nhân chủ yếu thường do tự ý thêm quá nhiều nước.
Bê tông bị rỗ bề mặt thường do quá nhiều cốt liệu thô gây hở hoặc thực hiện tháo ván khuôn chưa đúng thời gian và kỹ thuật yêu cầu.
Bê tông bị thấm gây ảnh hưởng đến mỹ quan và chất lượng công trình.
Bê tông bị ăn mòn do điều kiện thổ nhưỡng và nguồn nước.
Nếu có bất kỳ vấn đề nào, liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ ngay nhé!